tạp trí phụ nữ và gia đình

MÙI HÔI MIỆNG KHÔNG DO MIỆNG:

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016
Vì sao bị hôi miệng không do miệng gây nên >??

A.Thuốc (medications)
Những thuốc dùng có tác dụng làm khô miệng hoặc ảnh hưởng tới những tuyến nước bọt đều có thể gây hôi miệng.
Những thuốc giải dị ứng (anti-histamines), dùng chữa ngứa, chữa dị ứng mũi (Claritin, Benadryl, Chlor-Trimeton, Dimetapp) làm cho mũi và miệng khô.Các thuốc chữa bệnh tâm thần (anxiolytics, antidepressants, antipsychotics) và thuốc chữa cao huyết áp (diuretics) có thể ảnh hưởng ít nhiều tới những tuyến nước bọt.
Theo như nêu trên, 90% chứng bệnh hôi miệng phát xuất từ khoang miệng. 10% còn lại là do những bệnh trong cơ thể gây nên. Các bệnh hệ thống, làm thay đổi chuyển hóa bình thường của cơ thể, tạo ra những chất dễ bay hơi đến các hệ bài tiết hay phổi qua đường máu rồi được thoát ra theo mồ hôi, nước bọt, các dịch tiết hay khí thở... gây ra mùi hôi.
B. Nóng sốt và thiếu nước (fever/dehydration)
Nóng sốt cao và thiếu nước trong cơ thể làm giảm sự tiết nước bọt dẫn đến tình trạng hôi miệng. Cơ thể bị thiếu các sinh tố như sinh tố A, B12, sắt (Iron), kẽm (Zinc) sẽ làm miệng bị khô, nứt nẻ khiến cho những mảnh vụn thức ăn và vi trùng dễ bám vào những chổ nứt nẻ này.
C. Bệnh tiêu hóa (gastrointestinal disorders)
Nếu nói tổng quát thì những tình trạng dẫn tới sự suy yếu (weakening) hoặc ngăn cản (inhibition) việc đóng khép van thực quản-dạ dày như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease), hẹp môn vị (pyloric stenisis) đều dẫn tới nguồn hôi miệng. Ví dụ, người bị bệnh trào ngược dạ dày- thực quản (gastoesophageal reflux disease). Trong trường hợp này, thức ăn trong dạ dày dội ngược lên thực quản, vì van đóng giữa thực quản và dạ dày bị yếu, khiến có thể gây hôi miệng. Nếu van đóng bị yếu, thức ăn ợ lên và các mùi hôi chua trong bộ tiêu hóa dội ngược lên thực quản, rồi theo miệng thoát ra ngoài.
Gần đây, một giả thuyết khác được đưa ra cho chúng ta thấy sự liên hệ giữa bệnh hôi miệng và vi trùng Helicobacter pylori trong dạ dày- một tình trạng nhiễm trùng gây nên bệnh loét bao tử và ung thư dạ dày. Dựa trên giả thuyết này, người ta thấy khi dùng thuốc metronidazole thì đã làm tan biến mùi hôi trong miệng và cũng đưa tới sự thay đổi lượng vi trùng trong miệng.
D. Bệnh tiểu đường (diabetes)
Sự liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh nha chu đã được xác nhận rõ từ nhiều năm qua. Thường thường ở những người mắc bệnh tiểu đường, hệ thống mạch máu bị tắc nghẽn do xơ cứng nên việc lưu chuyển các chất dinh dưỡng, oxy và các hồng cầu đến những bộ phận quan trọng như tim, não, gan mật và thận cũng bị ảnh hưởng. Cũng vì hệ thống mạch máu bị hẹp, việc máu lưu thông đến những mô nha chu cũng bị giảm đi, khiến nướu và xương ổ răng bị hư hại nhanh hơn bình thường. Nhiều dữ kiện cho chúng ta thấy bệnh nha chu sẽ tiến triển nặng hơn nếu người đó bị mắc bệnh tiểu đường. Thêm nữa, theo kinh nghiệm quan sát, người bị bệnh tiểu đường thường hay có nhiều những áp xe xuất hiện chung quanh vùng nướu mà không có một lý do gì chính đáng. Khi nhận ra những dấu chứng này trong lúc khám răng, nha sĩ nên gửi người bệnh tới một bác sĩ y khoa để thử lượng đường trong máu.
E. Nhiễm trùng đường hô hấp (respiratory tract infections)
Ung thư phổi, lao phổi (tuberculosis), viêm phổi (pneumonia) hoặc viêm mù màng phổi (empyema) đều xuất hiện triệu chứng hôi miệng. Đây là điểm quan trọng cho BS trong phần chẩn đoán để nhận ra bệnh sớm và chữa trị kịp thời.
F. Bệnh liên quan tới tai, mũi, họng (ear, nose, throat disorders)
Các bệnh viêm mũi, nhiễm trùng các xoang quanh mũi hay bướu trong mũi hoặc ung thư cổ họng (pharyngeal cancer) đều có thể gây hôi miệng vì người bệnh có thể không thở được qua đường mũi mà phải thở bằng miệng.
G. Bệnh suy thận (renal failure)
H. Bệnh xơ gan (cirrhosis)
Trong ngành Y, việc chữa trị cũng tùy thuộc vào nguyên nhân ta tìm ra. Sau khi chẩn đoán kỹ lưỡng và tìm được nguyên nhân rồi, thì việc điều trị mới có hiệu quả. Có rất nhiều yếu tố gây ra hôi miệng. Theo như trình bày ở trên, 90% lý do hôi miệng phát nguồn từ khoang miệng, răng và lưỡi. Trong trường hợp này thì vệ sinh răng miệng là cách chữa chính. Chúng ta nên đánh răng ngay sau khi ăn, đồng thời làm sạch các kẽ răng bằng cách dùng chỉ nha khoa (dental floss) ít nhất ngày 2 lần: Chúng ta nên tập đánh hoặc nạo mặt lưỡi, vì lưỡi cũng là chỗ thức ăn hay bám vào nhiều. Chải răng, lưỡi thật kỹ trước khi đi ngủ ban đêm và vào buổi sáng thức dậy cũng làm chứng hôi miệng giảm đi. Ta cũng nên dành ít thời giờ đi khám răng ít nhất một năm 2 lần để cạo vôi răng. Đây cũng là điểm thuận tiện để ta biết có bị sâu răng hoặc bị viêm nướu, viêm nha chu . Nếu có túi nha chu, nha sĩ sẽ nạo chân răng (root planing) hoặc gửi ta đi tới những nha sĩ chuyên khoa về Nha chu để chữa trị. Nếu chúng ta không còn răng mà phải đeo răng giả tháo lắp, thì cách vệ sinh cũng cần phải áp dụng mỗi ngày. Theo như đã trình bày ở trên, bộ răng giả của chúng ta làm bằng chất nhựa tạo nên cơ hội thuận tiện cho thức ăn và vi trùng bám vào tạo nên mùi hôi. Vì thế, chúng ta không nên đeo bộ răng giả trong nhiều giờ nhất là khi đi ngủ. Chúng ta cũng nên chải rửa sạch trong ngoài và ngâm bộ răng giả trong nước hoặc chất sát trùng (Efferdent, Polident, etc.) mỗi đêm. Trong miệng thì chúng ta nên dùng bàn chải thật mềm hoặc khăn bông nhỏ để lau chà vòm nướu.


Tags:
, , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn