tạp trí phụ nữ và gia đình

Lấy cao răng có đau không?

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Lấy cao răng có đau không luôn là thắc mắc của tất cả mọi người khi lần đầu tiên thực hiện. Nhiều ý kiến cho rằng việc lấy cao răng sẽ tác động đến men răng và gây đau nhức. Tuy nhiên, các chuyên gia nha khoa thì có ý kiến ngược lại. Vậy đâu mới là câu trả lời chính xác, hãy cùng theo dõi bài viết sau.


Cao răng là gì?

Cao răng là những cặn lắng cứng có màu vàng, nâu đỏ tồn tại xung quanh cổ răng, trên thân răng và dưới nướu. Thành phần cao răng bao gồm carbonat canxi và phosphate phối hợp với cặn mềm là mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng, vi khuẩn, lắng đọng của huyết thanh…Cao răng tồn tại lâu ngày sẽ phá hủy các mô nâng đỡ răng, khiến lợi dần dần tách ra khỏi mặt răng, để lộ ra vùng chân răng do răng bị tụt nướu, nghiêm trọng hơn là răng sẽ bị lung lay và rụng. Việc làm sạch cao răng, mảng bám trên răng sẽ giúp bảo vệ chân răng chắc khỏe, hạn chế tối đa các bệnh lý liên quan đến răng miệng.


Lấy cao răng?

Lấy cao răng là biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng thường thức, được các nha sỹ khuyên nên thực hiện định kỳ 3 – 6 tháng / 1 lần, để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Nhưng do biện pháp này thực hiện phải tác động đến răng và sức khỏe răng miệng mỗi người vốn khác nhau nên có thể xảy ra một số tình huống bất lợi như bị đau hay chảy máu khiến bệnh nhân thấy lo lắng.

Lấy cao răng có đau không?

Trên lý thuyết, kỹ thuật lấy cao răng rất đơn giản, chỉ là tách các mảng bám cao răng ra khỏi bề mặt của răng. Ngoài ra, không có thêm bất cứ tá động nào khác tới men răng hay tới nướu. Cho nên có thể nói kỹ thuật lấy cao răng cơ bản không có hại, không gây đau cho người thực hiện.

Nhưng trong thực tế, vấn đề lấy cao răng có đau không vẫn khiến cho không ít người lo lắng. Cũng không thể phủ nhận rằng, đã có không ít trường hợp lấy cao răng bị đau, dẫu rằng mức độ đau khá nhẹ. Đó là tình huống xảy ra khi:

– Răng của bệnh nhân yếu, men răng vốn đã bị mòn, mật độ liên kết khoáng chất trong men răng không tốt.

Cho nên, khi đưa thiết bị lấy cao răng, buộc phải tác động tới mảng bám và đồng thời có tác động ít nhiều đến men răng. Trong trường hợp men răng và kết cấu răng khỏe thì sự tác động của thao tác tách mảng cao răng không đáng kể đối với răng. Nhưng đối với men răng và kết cấu răng yếu thì có thể khiến cho răng bị ê kến, nặng hơn là thấy đau nhẹ đôi chút.

– Thao tác lấy cao răng không đảm bảo
Nghĩa là khi nha sỹ thực hiện cho bạn quá mạnh tay, không kiểm soát được thao tác thực hiện khiến cho răng bị đau. Tình huống này dễ gặp nhất khi bạn lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay. Bởi vì để thực hiện, nha sỹ phải dùng lực bẩy, nạy của tay. Khi đó, xác xuất va chạm men răng là có thể xảy ra.

Như vậy, chỉ khi bạn được lấy cao răng không đảm bảo kỹ thuật, kỹ thuật thô sơ không phù hợp và trong tình huống chính những chiếc răng của bạn không khỏe thì mới xảy ra sự ê đau nhẹ trong và sau lấy cao răng. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ đau ê này không đáng kể và sẽ hết nhanh sau 3 – 4 ngày thực hiện, việc ăn nhai vẫn duy trì bình thường. mà không phải kiêng giữ gì nhiều.
Tags:
, ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn