Việc bà bầu có nên hàn răng không thực sự vẫn còn là băn khoăn lớn của những phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén mà chẳng may bị sâu răng hay sứt mẻ răng cửa ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để hỗ trợ tốt cho các bà mẹ trẻ, Nha khoa Dencos xin cung cấp những thông tin chính xác do các bác sỹ nha khoa giỏi và nhiều năm kinh nghiệm tư vấn.
1. Bà bầu có nên hàn răng không?
Thắc mắc khi mang bầu có nên hàn răng không là rất dễ hiểu. Đây là tâm lý chung của nhiều phụ nữ mang thai vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Sự cẩn thận này là cần thiết, bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến em bé trong bụng, bao gồm cả việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về răng miệng.
Tuy nhiên, nếu bạn đang lo lắng hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi thì có thể yên tâm. Bởi vì theo các bác sỹ nha khoa bà bầu vẫn có thể thực hiện hàn răng được nhưng cần phải đúng thời điểm để cả mẹ và con đều thoải mái khi hỗ trợ điều trị.
2. Bà bầu nên hàn răng vào thời điểm nào?
Thời điểm thích hợp để hàn răng là vào tam cá nguyệt thứ 2, tức là 3 tháng giữa của thai kỳ. Đây là thời kỳ mà em bé đã tương đối ổn định, phát triển bình thường, thai phụ cũng gần như đã hết các triệu chứng ốm nghén, cơ thể thoải mái do kích cỡ của em bé chưa lớn. Lúc này bạn không cần bận tâm có nên đi hàn răng không nữa.
3. Bà bầu có nên hàn răng không vào các thời điểm khác?
3 tháng đầu thai nhi còn nhỏ, tâm lý của mẹ đang bị xáo trộn, lại bị ốm nghén nên sẽ việc hàn răng sẽ không được thuận lợi. Trong tam cá nguyệt cuối, bé đã khá lớn, việc bà bầu phải nằm lâu trên ghế để hàn răng sé khó chịu, cộng với sự lo lắng sẽ gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt dẫn đến ngất xỉu. Chưa kể đến việc ở ba tháng cuối thai kỳ thường có những nguy cơ tai biến thai sản nên tránh tất cả những tác động đến thai phụ dù nhỏ.
Do đó, việc bà bầu có nên hàn răng không cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
4. Kỹ thuật hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Kỹ thuật hàn răng đơn giản chỉ là bổ xung phần mô răng bị thiếu hụt, không xâm lấn sâu, không gây chảy máu, không phẫu thuật nên bản thân nó không có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Tuy nhiên, khi thực hiện quy trình hàn răng sâu phải trải qua nạo mô răng sâu, hoặc khi răng bị vỡ mẻ phải tạo hình lại mặt tiếp xúc của mô răng với vật liệu trám nên ít nhiều sẽ gây ê nhức, và có thể phải dùng đến thuốc gây tê.
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn