tạp trí phụ nữ và gia đình

Những điều cần biết về răng sứ

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Răng sứ là một loại răng giả có màu sắc và hình dáng giống với răng thật được dùng trong phục hình nha khoa. Răng sứ thường có 2 phần , phần sườn được làm từ chất liệu kim loại, hợp kim hoặc là phần sứ và phần bề mặt thì được phủ bởi nhiều lớp sứ.




Răng sứ là gì?

Răng sứ là một loại răng giả có màu sắc và hình dáng giống với chiếc răng thật được dùng trong phục hình nha khoa. Răng sứ thường có 2 phần , phần sườn được làm từ chất liệu kim loại, hợp kim hoặc là phần sứ và phần bề mặt thì được phủ bởi nhiều lớp sứ.

Các trường hợp bị mất răng, răng sứt mẻ, vỡ răng hay bị nhiễm màu mà không thể tẩy trắng thì có thể sử dụng răng sứ để phục hồi lại chức năng răng và thẩm mỹ răng.

Có 2 loại răng sứ: Mão răng và cầu răng.

1. Mão răng


Mão răng sứ là một răng sứ đơn lẻ, được chỉ định để điều trị thay thế cho những răng bị sâu nặng, hoặc răng bị chấn thương. Điều kiện để thực hiện mão răng sứ là phải còn chân răng thật.



Mão răng sứ là cách tái tạo lại một răng bị sâu hay bị bể để răng có lại được hình dạng lúc đầu. Mão răng cũng là cách để giúp răng chắc hơn và là một phương pháp cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ cho răng.

Mão răng sứ được làm cho từng răng rời. Răng cần bọc sứ được mài xung quanh khoảng 1mm rồi đúc một mão sứ gắn lên trên.

2. Cầu răng

Cầu răng dùng để thay thế những chiếc răng thật bị mất, bằng cách bắc cầu giữa hai răng. Cầu răng là một kiểu răng giả, được nối với hai mão răng hai bên để thay thế những chiếc răng đã mất. 


Cầu răng chỉ được áp dụng khi bị mất 1 hoặc nhiều răng nhưng vẫn còn răng trụ ở hai đầu. Đây là lựa chọn tối ưu khi bạn không muốn lắp răng giả nhưng lại không đủ điều kiện để làm Implant.

Quy trình thực hiện mão răng và cầu răng

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám, chụp phim X rays, chẩn đoán để đề ra kế hoạch điều trị cụ thể.

Sau khi bạn đồng ý với kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chụp hình ảnh trước khi điều trị ở những góc độ khác nhau (trong miệng, ngoài mặt, khi bạn cười tự nhiên….) để có những tư liệu, hình ảnh về cấu trúc khuôn mặt, màu da, mái tóc… từ đó mới có thể thiết kế nụ cười với hàm răng mới phù hợp và hài hòa nhất.

Đối với những trường hợp mất răng nhiều, sụp khớp, mòn răng quá mức, khớp cắn phức tạp, bệnh lý…. thì phải tiến hành lấy dấu nghiên cứu để phân tích và đưa ra kế hoạch điều trị toàn diện.


Tags:
, , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn