tạp trí phụ nữ và gia đình

Khô miệng - nỗi lo của bạn?

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Tất cả mọi người đều có đều có lúc cảm thấy miệng khô đắng khi đang quá lo lắng, buồn rầu hoặc chịu áp lực lớn. Tuy nhiên nếu bạn bị khô miệng hầu hết thời gian, rất không thoải mái thì đấy có thể là triệu chứng dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.


Bệnh khô miệng là gì?

Thông thường trong khoang miệng, luôn là nơi ẩm ướt do hoạt động của các tuyến nước bọt dưới lưỡi. Nước bọt có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi, cân bằng độ PH, giúp đấy lùi mùi hôi miệng đồng thời hỗ trợ cho quá trình ăn uống và tiêu hóa thức ăn.


Bệnh khô miệng là bệnh mà hoạt động của tuyến nước bọt giảm mạnh khiến khoang miệng khô khốc không đủ độ ẩm, tình trạng này rõ ràng nhất vào buổi sáng mỗi khi bạn thức dậy.
Đồng thời bệnh khô miệng là nguyên nhân gây tình trạng hôi miệng, khó nuốt, khó tiêu hóa thức ăn, gây bất tiện trong hoạt động giao tiếp. Miệng và môi bị khô, cổ họng khô và đau rát.

Dấu hiệu của bệnh khô miệng là gì?

Dấu hiệu của chứng khô miệng chủ yếu ở các bệnh nhân là cảm giác khó chịu, khô niêm mạc và họng, đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác, đặc biệt là trên lưỡi. Bạn sẽ cảm thấy thường xuyên khát, khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói, miệng có mùi hôi.
Ở một số bệnh nhân, khô miệng còn biểu hiên ở triệu chứng teo, nứt niêm mạc (đặc biệt là môi) và gây chảy máu, lở loát trong miệng, vết loét hoặc tách da ở các góc của miệng, nứt môi. Nhiễm trùng niêm mạc miệng hiếm khi xảy ra và khi nó xảy ra thường là do nấm vòm miệng.

Nguyên nhân gây ra khô miệng là gì?


 Có khá nhiều nguyên nhân gây ra khô miệng trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau;-
- Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng, bệnh tuyến nước bọt tự miễn hoặc sỏi tuyến nước bọt: Khi tuyến nước bọt bị nhiễm vi trùng, nấm , làm phá hủy từ từ các mô tuyến nước bọt và hậu quả là làm giảm việc tiết nước bọt.
 - Các bệnh lý từ cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra bệnh khô miệng: Mất nước, xuất huyết, tiểu tiện, ngạt mũi, thở bằng miệng, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, đái tháo đường, suy tim, hội chứng tăng ure máu.
 - Bệnh khô miệng cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân như sử dụng một số loại thuốc trị liệu, thuốc kháng sinh, thuốc trị chứng mất ngủ khiến cho cơ thể bị mất nước.
 - Thành vách ngăn mũi bị lệch, các bệnh về mũi khiến không khí lưu thông không đều, viêm xoang mũi... cũng có thể khiến miệng bị khô.
 - Một số chấn thương vùng đầu, chấn thương dây thần kinh ngoại biên khiến việc điều khiển tuyến nước bọt bị rối loạn gây ra bệnh khô miệng.

Cách điều trị ra sao?

Để phòng ngừa và điều trị bệnh khô miệng tránh dẫn đến hôi miệng bạn có thể  thực hiện một số phương pháp sau:
 - Vệ sinh răng miệng tích cực để phòng ngừa các bệnh về răng nướu.

 - Bổ sung đầy đủ cho nước cho cơ thể, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước.
 - Điều trị tận gốc các bệnh lý gián tiếp gây ra bệnh khô miệng như bệnh về mũi, bệnh về tuyến nước bọt,..
 - Bổ sung trong thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm tốt cho răng miệng như rau xanh, hoa quả, hải sản...

 - Nếu tình trạng khô miệng kéo dài và vẫn không có tiến triển các bạn nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi bệnh khô miệng hoàn toàn có thể là biểu hiện của các bệnh lý phức tạp hơn đấy.







Tags:
,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn